-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
9 sai lầm khi sử dụng nước rửa chén bát hay mắc phải
Kể cả có tráng lại bằng nước sạch thì việc đổ trực tiếp nước rửa chén lên chén đĩa cũng khiến các chất tẩy rửa lưu lại trên bề mặt chén đĩa và xâm nhập vào cơ thể, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và gây lãng phí. Như vậy, việc làm này không những không giúp chén đĩa sạch hơn mà còn khiến cơ thể dễ tích tụ chất độc.
Thay vào đó, bạn chỉ nên pha loãng nước rửa chén với nước và đánh cho lên bọt, sau đó nhúng miếng rửa chén vào dung dịch này. Sau khi rửa xong, bạn dùng khăn lau chén đĩa và để ở nơi khô ráo.

Pha loãng nước rửa chén với nước và trong chén và đánh cho lên bọt
Nhiều người cho rằng chỉ cần tráng sạch bọt tẩy rửa trên chén đĩa là được. Tuy nhiên, bạn nên biết rằng các hóa chất có trong nước rửa chén vẫn có thể bám trên bề mặt mà mắt thường không nhìn thấy được. Vì vậy, bạn không nên tráng nước qua loa khi rửa chén. Để làm sạch các hóa chất còn sót lại, bạn nên tráng 2 - 3 lần chén đĩa dưới vòi nước chảy hoặc trong chậu nước sạch nhé.

Phải tráng nước thật kỹ sau khi rửa
Ngâm bát đũa trong nước rửa chén trong thời gian dài không giúp làm sạch chúng dễ dàng hơn mà ngược lại còn khiến chất tẩy rửa dễ dàng ngấm vào bát đũa hơn. Đặc biệt, những dụng cụ ăn uống làm từ tre, gỗ một khi đã ngấm hóa chất thì rất khó làm sạch và sẽ ngày càng tích tụ chất độc gây hại cho cơ thể.

Không ngâm bát đũa trong nước rửa chén quá lâu
Nhiều gia đình có thói quen ngâm chén đĩa trong bồn rửa một thời gian rồi mới rửa, thậm chí còn để đến cuối ngày, thậm chí là qua đêm. Việc làm này sẽ tạo môi trường thuận lợi để vi khuẩn phát triển trên bề mặt chén đũa và ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa các thành viên trong gia đình. Hơn nữa, thức ăn thừa, mùi hôi khó chịu và vi khuẩn một khi đã bám trên chén đũa trong thời gian dài thì dù bạn có rửa lại nhiều lần bằng nước rửa chén thì vẫn không thể loại bỏ hoàn toàn được. Vì vậy, tốt nhất là bạn nên rửa chén ngay sau khi ăn nhé.

Nên rửa chén ngay sau khi ăn, không ngâm lâu trong bồn rửa
Cho nhiều nước rửa chén bát sẽ tăng khả năng làm sạch, tuy nhiên sẽ rất khó rửa sạch hoàn toàn các hóa chất bám trên chén đĩa. Vì vậy, bạn cũng không nên sử dụng nước rửa chén nhiều với nồng độ đậm đặc nhé. Thay vào đó, bạn nên cho một lượng vừa đủ và rửa nhiều lần để sạch vết dầu mỡ.

Dùng một lượng vừa đủ nước rửa chén
Nhiều bà nội trợ cho rằng sản phẩm nào cũng có khả năng làm sạch nên có thể thay thế cho nhau. Đây thật sự là một sai lầm “chết người” cực kỳ ảnh hưởng đến sức khỏe. Bởi lẽ trong xà phòng, nước giặt và bột giặt có nhiều thành phần hóa học mang độc tính cao hơn trong nước rửa chén nên không thích hợp sử dụng để rửa chén đĩa.

Không được dùng bột giặt để rửa chén
Nước rửa chén không rõ nguồn gốc thường có giá thành rẻ nhưng không được kiểm định chất lượng nên có nguy cơ chứa nhiều thành phần gây hại cho sức khỏe. Vì vậy, bạn chỉ nên tìm mua nước rửa chén ở siêu thị hoặc hệ thống cửa hàng lớn đến đảm bảo chất lượng sản phẩm tốt nhât.

8 Dùng nước tẩy để rửa các dụng cụ bị sứt mẻ
Các dụng cụ như chén dĩa, hũ sứ,... bị sứt mẻ thì không nên dùng nước tẩy để rửa vì các hóa chất trong nước tẩy dễ bám vào bề mặt nơi bị nứt và thấm vào bên trong. Dù sau đó bạn có tráng lại nhiều lần với nước sạch thì cũng không thể nào làm sạch hoàn toàn được.

Không dùng nước tẩy để rửa các chén dĩa bị sứt mẻ
Khi rửa chén, bạn nên đeo găng tay để tránh các hóa chất trong nước rửa chén tiếp xúc trực tiếp với da tay khiến làn da trở nên khô ráp, sần sùi, thậm chí là bị ăn mòn. Mặc dù nhiều loại nước rửa chén có thành phần an toàn và dịu nhẹ với làn da nhưng đeo găng tay vẫn là biện pháp tốt để đảm bảo an toàn cho bản thân mình.
Đặc biệt, những ai phải rửa chén nhiều do tính chất công việc như người rửa chén thuê,... thì nên đeo găng tay kết hợp đeo khẩu trang khi rửa chén để hạn chế tối đa việc cơ thể tiếp xúc với nước rửa chén nhé.

Đeo găng tay khi rửa chén để bảo vệ da tay